RSI – Chỉ số sức mạnh tương đối là gì?
Trong giao dịch forex, ngoài việc nâng cao kiến thức về thị trường, để mang lại hiệu quả tốt nhất thì phân tích kỹ thuật cũng là một phương pháp được nhiều trader quan tâm. Hiện nay, trên các phần mềm như MT4, MT5 đều được tích hợp rất nhiều các chỉ báo và công cụ như vậy, trong đó phải kể đến chỉ báo RSI. Vậy RSI là gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp tất cả các thắc mắc về RSI. Hãy theo dõi bạn nhé!
Chỉ báo RSI là gì?

Chỉ báo RSI – viết tắt bởi Relative Strength Index (Chỉ số sức mạnh tương đối) là một chỉ báo dùng để phân tích kỹ thuật, được phát triển bởi một kỹ sư cơ khí là J. Welles Wilder vào cuối thập niên 70. RSI là một công cụ đem lại hiệu quả giao dịch rất tốt, các nhà đầu tư thường sử dụng chỉ báo này để đo lường mức độ biến động giá trong thời gian gần nhất.
RSI là chỉ báo sẽ dao động giữa 2 điểm cực trị từ 0 đến 100, từ đó chúng ta có thể phân tích được mức quá mua và quá bán của một số sản phẩm như forex, cổ phiếu,…
Ý nghĩa của RSI trong giao dịch forex

Từ khái niệm, chúng ta cũng có thể nắm được ý nghĩa hoạt động của RSI trong giao dịch forex. Với tính chất đo lường RSI sẽ cho bạn biết được thị trường đang ở mức quá mua (tăng quá nhiều) hay đang ở mức quá bán (giảm quá nhiều) và dấu hiệu cho thấy thị trường có xu hướng sẽ quay đầu.
Vì RSI sẽ dao động giữa 2 điểm cực trị, thông thường trader sẽ thích thiết lập đường biên ở mức 30 và 70, nhưng thực tế mức này có thể thay đổi thành 20 và 80. Theo đó:
- Nếu RSI dao động trong ngưỡng từ 0 đến 30 thì có nghĩa là thị trường đang nằm ở mức quá bán (giảm), giá của các sản phẩm có thể gần như chạm đáy và sẽ là tín hiệu cho thị trường sắp đảo chiều, tăng giá trở lại.
- Ngược lại, nếu RSI dao động trong ngưỡng trên 70 thì nghĩa là thị trường đang nằm ở mức quá mua (tăng), giá của các sản phẩm đang tăng cao, gần như chạm đỉnh và sẽ có khả năng giảm.
- Trường hợp RSI dao động ở khoảng 30 – 70, cho biết thị trường đang ổn định.
Từ đó, nhà đầu tư sẽ lên kế hoạch cho chiến lược giao dịch của mình, khi nào đặt lệnh và khi nào đóng lệnh.
Các phân kỳ RSI
Ngoài việc phân tích thị trường quá mua hay quá bán thông qua thang điểm RSI 30 – 70 thì nhà đầu tư có thể xác định được xu hướng đảo chiều, các mức hỗ trợ và kháng cự thông qua các phân kỳ RSI. Cụ thể sẽ có phân kỳ dương và phân kỳ âm.
- Phân kỳ RSI dương (tăng): trường hợp này biến động giá của thị trường và chỉ báo RSI sẽ trở nên đối đầu với nhau. Lúc này, trader sẽ thấy trong biểu đồ nến thị trường sẽ tạo ra đáy mới thấp hơn, trong khi đường RSI đang trên đà tăng → Thị trường đang có xu hướng đảo chiều từ giảm sang tăng giá.
- Phân kỳ RSI âm (giảm): ngược lại với trường hợp trên biến động giá của thị trường chỉ báo RSI cũng sẽ ngược nhau dưới dạng biểu đồ nến thị trường sẽ tạo thành một đỉnh mới cao hơn, trong khi đường RSI đang theo đà giảm → Thị trường đang có xu hướng đảo chiều giá từ tăng sang giảm.
Cài đặt RSI trên MT4
Thông thường, khi nhắc đến RSI nhà đầu tư sẽ thắc mắc làm sao để tính được giá trị của RSI hiện tại. Tất nhiên là sẽ có công thức tính, cụ thể sẽ là:
RSI = 100 – 100/(1+RS)
Trong đó: RS là sức mạnh tương đối được
RS = trung bình tăng/trung bình giảm
Mức trung bình tăng/giảm này được xác định trong 14 kỳ, có thể là 14 giờ, 14 ngày,…
Việc tính toán trông có vẻ rất phức tạp, nhưng trader không cần phải lo lắng vì tất cả đã được thực hiện một cách tự động thông qua các phần mềm hiện đại như MT4 và MT5. Để cài đặt RSI trên nền tảng MT4, bạn cần thực hiện các thao tác sau:
Bước 1: Cài đặt và mở phần mềm MT4
Bước 2: Tại Insert → chọn Indicators → Oscillators → Relative Strength Index.

Điền các thông tin phù hợp lần lượt tại Parameters, Level và Visualization khi hộp thoại xuất hiện.



=> Sau đó Click chuột vào OK
Cách sử dụng chỉ báo RSI đạt hiệu quả
Chỉ báo RSI là một trong những chỉ báo được nhiều trader sử dụng và mang lại hiệu quả giao dịch cao. Tuy nhiên, về bản chất đây cũng cũng chỉ là một công cụ phân tích kỹ thuật, sẽ có những trường hợp tín hiệu từ đường RSI sai hướng, không thể chính xác 100%. Vì thế, một lời khuyên dành cho bạn là không nên sử dụng đường RSI một cách độc lập, mà phải có sự kết hợp với những chỉ báo khác để có hiệu quả giao dịch tốt hơn. Dưới đây là một số cách để sử dụng chỉ báo RSI đạt hiệu quả hơn:
Phân tích RSI trên nhiều khung thời gian
Bước 1: Xác định xu hướng trên khung thời gian D1. Dựa vào các tín hiệu của đường RSI:
- Nếu RSI < 30 – giá đang dao động ở vùng quá bán, đây là dấu hiệu của xu hướng đảo chiều, thị trường sẽ đi từ giảm sang tăng.
- Nếu RSI > 70 – giá đang dao động ở vùng quá mua, đây là dấu hiệu của xu hướng đảo chiều, thị trường sẽ đi từ tăng sang giảm.
Bước 2: Xác định điểm mua tại khung thời gian H4
Sau khi xác định được xu hướng tại khung thời gian D1, trader chuyển sang khung thời gian H4 để tiến hành đặt lệnh mua/bán.
- Giá vào vùng quá bán → đặt lệnh mua
- Giá vào vùng quá mua → đặt lệnh bán
Kết hợp RSI và các chỉ báo khác như MACD
Chỉ báo MACD cũng sẽ thể hiện sự biến động giá cả của các cặp tiền tệ, chính vì thế việc sử dụng MACD giúp cho nhà đầu tư có thể thấy được sự thay đổi giá của sản phẩm thông qua 2 đường trung bình cộng. Kết hợp với đường RSI đo lường sự thay đổi giá dựa trên sự biến động gần nhất sẽ mang lại độ chính xác cao hơn. Lúc này nhà đầu tư sẽ dễ dàng xác định được nên đặt lệnh mua hay lệnh bán.
Sử dụng RSI như một đường xu hướng
Qua việc phân tích đường RSI chúng ta có thể hình dung chỉ báo này cũng giống như một đường xu hướng, trượt trên giá trị từ 0 đến 100. Mỗi khi xu hướng thị trường có sự thay đổi thì đường RSI cũng sẽ thay đổi. Chính vì thế, tận dụng chỉ báo RSI như một đường xu hướng cũng là một cách giao dịch mang lại hiệu quả cao.
Lời kết
Hy vọng qua bài viết về chỉ báo RSI, Kiến Thức Forex đã mang đến cho bạn những kiến thức bổ ích, giúp bạn hiểu rõ hơn về một chỉ báo mới và vận dụng được vào chiến lược phân tích kỹ thuật của mình. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ với kienthucforex để được giải đáp sớm nhất nhé! Chúc các bạn thành công!